GIỎ HÀNG
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
THÀNH TIỀN

Tất cả bài viết

Carbonic maceration - sự bùng nổ trong hương vị cafe

Carbonic maceration(CM) là một cụm từ được mượn từ kỹ thuật làm rượu vang. Trong ngành công nghiệp rượu vang, CM không phải là kỹ thuật quá mới mẻ hay đòi hỏi công nghệ cao, phần lớn rượu ở vùng Beaujolais, Pháp, được tạo ra bằng phương pháp này. Rượu từ Beaujolais trở nên phổ biến từ những năm 1960 và bắt đầu lan rộng ra khắp thế giới; kỹ thuật này cũng trở nên quen thuộc với nhiều nhà sản xuất rượu ở Úc và Hoa Kỳ. Còn với ngành công nghiệp sơ chế cafe, CM là một trong những phương pháp mang tính cách mạng để đột phá hương vị có trong ly cafe. Hãy cùng đội ngũ THAIYEN tìm hiểu phương pháp sơ chế này nhé!

Các mức độ rang cafe

Bạn có bao giờ thắc mắc trên nhãn mác của các gói cafe thường ghi “Light Roast", “Medium Roast",... những dòng chữ này này thể hiện điều gì ? Hoặc thói quen uống cafe của bạn phù hợp với mức độ rang nào? Theo các chuyên gia về rang cafe, trong ngành công nghiệp cafe trên toàn thế giới hiện nay vẫn thiếu một hệ thống pháp danh để gọi tên các mức độ rang cafe theo tiêu chuẩn, một số nhà rang xay còn tự xây dựng cách gọi tên các mức độ rang cafe theo cách phân loại của họ, điều này dễ dẫn đến sự nhầm lẫn khi lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng. 

Giống như món thịt bò bít-tết với các cấp độ làm chín như “Rare", “Medium rare" hay “Well-done", cafe rang cũng có những mức độ làm chín khác nhau. Với mỗi mức độ rang, hương vị của cafe cũng có những biến đổi khác nhau rõ rệt, từ hương vị của các loại trái cây, quả mọng cho tới các loại hạt rang hay vị của sôcôla đen đậm đà. Bài viết lần này, đội ngũ THAIYEN sẽ chia sẻ về cách gọi ba mức độ rang gần gũi nhất và phổ biến nhất hiện nay là “Rang sáng - Light Roast", “Rang vừa - Medium Roast" và “Rang đậm - Dark Roast".

Anaerobic - Sơ chế yếm khí trong cafe

Một ly cafe được pha ra có thể có vô số hương vị và mùi thơm khác nhau, sự khác biệt này đến từ vùng trồng, giống cây và phong cách rang cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hương vị cuối cùng. Quá trình sơ chế hậu thu hoạch cũng góp phần vào sự khác biệt này không hề nhỏ. Những phương pháp sơ chế điển hình và có bề dày lịch sử trong ngành công nghiệp cafe chính là: Washed (sơ chế ướt), Natural (sơ chế tự nhiên), Honey, nhưng với niềm đam mê không ngừng học hỏi của các nhà sản xuất và nông hộ, họ luôn luôn tìm kiếm những hương vị đột phá trong chính ly cafe của họ, vì vậy phương pháp sơ chế Anaerobic (yếm khí) đã ra đời. Trong bài viết này hãy cùng đội ngũ THAIYEN tìm hiểu xem sự khác biệt của phương pháp sơ chế này là gì nhé!

"Destoner" trong quá trình rang cafe là gì?

Ngày nay, việc mua gói hạt cà phê dần trở thành một xu hướng phổ biến. Xu hướng này xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong việc thưởng thức cafe thơm ngon, nguyên chất và phù hợp với sở thích cá nhân. Thay vì sử dụng cà phê pha sẵn, nhiều người chọn mua hạt cà phê để tự pha chế tại nhà, tại văn phòng hoặc mang theo khi đi du lịch. Việc tự pha cà phê từ hạt cho phép người dùng kiểm soát được chất lượng cà phê, độ mịn khi xay và điều chỉnh hương vị theo ý thích, mua hạt cà phê cũng giúp tiết kiệm chi phí so với việc mua cà phê pha sẵn. Do vậy, xu hướng mua hạt cà phê hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

Cách lưu trữ và bảo quản cafe nhân xanh

Ly cafe ngon bắt nguồn từ những hạt cafe ngon, vì vậy quá trình bảo quản cafe nhân xanh luôn phải tuân thủ theo những quy trình nghiêm ngặt và có kiểm soát để giữ chất lượng cafe được tươi mới. Nếu không được bảo quản tốt, ly cafe sẽ có những hương vị tiêu cực như mùi gỗ, mùi giấy, rơm rạ, hay là mùi ẩm mốc ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Thậm chí, nếu bảo quản không tốt các hạt cafe hư hại này còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vậy cafe nhân xanh sẽ bảo quản được trong bao lâu? Và làm thế nào để bảo quản đúng? 

Cupping cafe và những tiêu chuẩn của SCA

Ở bài viết vừa rồi, đội ngũ THAIYEN đã chia sẻ về khái niệm cupping trong cafe, nhưng có rất nhiều các đơn vị, hiệp hội khác nhau trên toàn cầu và mỗi đơn vị lại có một chút khác biệt trong các tiêu chuẩn cupping cafe. Bài viết lần này đội ngũ THAIYEN sẽ chia sẻ chi tiết về các tiêu chuẩn cupping của Hiệp Hội Cà Phê Đặc Sản Quốc Tế (Specialty Coffee Association - SCA), đây cũng là tiêu chuẩn phổ biến và được áp dụng nhiều từ các nhà rang xay, thương nhân hay các nông hộ trên toàn thế giới. Là một trong những tổ chức đứng đầu ngành công nghiệp cafe, SCA đặt ra tiêu chuẩn về cupping rất rõ ràng và nghiêm ngặt, nhưng khi tuân thủ được các tiêu chuẩn này việc cupping sẽ trở nên nhất quán và dễ dàng hơn. Hy vọng những chia sẻ sẽ giúp ích được cho các bạn, nhất là những người đang muốn thiết kế một phòng cupping cho riêng mình.