GIỎ HÀNG
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
THÀNH TIỀN

Blog

Cafe từng bị cấm giao thương 3 lần

Cafe từng bị cấm ở một số quốc gia vì những lý do khác nhau, từ lo ngại về sức khỏe đến sợ hãi về sự tụ tập nơi công cộng. Tuy nhiên, những lệnh cấm này không kéo dài lâu và cafe vẫn là một thức uống được yêu thích trên toàn thế giới.

Dưới đây là những quốc gia từng ngăn cản việc giao thương cafe.

Thống đốc Kha'ir Beg Al-Mi'Mar, Mecca, Ả rập Xê Út (1511) 

Tranh màu nước mô tả một quán cà phê ở Istanbul, Amadeo Preziosi, 1850 - 1882

Cafe bị cấm hoàn toàn ở Mecca trong khoảng thời gian ngắn ngủi, chỉ từ năm 1511 đến năm 1512. Lệnh cấm được ban hành bởi thống đốc trẻ tuổi của Mecca lúc bấy giờ - Kha'ir Beg al-Mi'mar. Ông đã kêu gọi đóng cửa tất cả các quán cafe, bất cứ ai bắt gặp uống rượu hoặc bán cafe vào thời điểm đó đều bị đánh.

Các cố vấn y tế của ông cảnh báo cafe có hại cho sức khỏe người dân và kích thích sự hưng phấn và khiến mọi người khó tập trung cầu nguyện. Ông cũng cho rằng cafe là một thứ xa xỉ và không phù hợp với lối sống giản dị của người Hồi giáo. Nhưng lý do chính là ông tin rằng cafe đã kích thích tư duy cấp tiến, tập hợp những người cùng chí hướng, điều này có thể khiến các phe đối lập trở nên đoàn kết và sẵn sàng thách thức chính quyền.

Lệnh cấm cafe vừa ban hành đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân Mecca. Họ yêu thích cafe và coi đây là một phần quan trọng trong văn hóa của họ. Nhiều người bất chấp lệnh cấm và tiếp tục uống cafe trong bí mật. Một số người khác thậm chí còn tổ chức các cuộc biểu tình để phản đối lệnh cấm.

Sau một thời gian, do sự phản đối mạnh mẽ từ người dân, Lệnh cấm cafe chỉ được duy trì trong một thời gian ngắn. Vào năm 1512, lệnh cấm đã được dỡ bỏ và cafe lại được phép sử dụng một lần nữa ở Mecca.

Vua Charles II, Anh (1675)

Tranh màu, nhiều nam giới tụ tập tại một quán cà phê ở London, 1690 ‒1700

Vào năm 1675, cafe bị cấm trong một thời gian ngắn, khoảng 10 ngày. Lệnh cấm này được ban hành bởi Vua Charles II do lo ngại các quán cafe là nơi tụ tập của những người bất đồng chính kiến và có thể dẫn đến các hoạt động chống chính phủ. Lệnh cấm áp dụng cho tất cả các quán cafe ở Anh và xứ Wales.

Lệnh cấm đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân. Nhiều người đã phớt lờ lệnh cấm và tiếp tục đến các quán cafe. Một số chủ quán cafe cũng bí mật mở cửa. Cùng với đó, các nhà thơ và nhà văn đã dùng ngòi bút để chỉ trích lệnh cấm này của Vua Charles II.

Do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, vào ngày 8 tháng 1 năm 1676, Vua Charles II đã ban hành một tuyên ngôn mới, cho phép các quán cafe được mở cửa trở lại.

Vua Frederick, Thuỵ Điển (1746) 

Bức tranh màu uống cafe trong cuộc trò chuyện lúc nửa đêm (Paul-Joseph Delcloche, 1716 - 1755)

Năm 1746, Vua Frederick I ban hành lệnh cấm nhập khẩu, rang xay và bán cafe, đồng thời áp dụng thuế cao đối với cafe nhập khẩu. Người dân vẫn được phép sở hữu và pha cafe trong nhà. Nhà vua lo ngại rằng cafe là một thứ xa xỉ lãng phí tiền bạc và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Theo ông, việc nhập khẩu cafe sẽ làm cạn kiệt ngân khố quốc gia. Ông muốn người dân Thụy Điển tiêu dùng các sản phẩm nội địa thay vì nhập khẩu.

Tuy nhiên, người dân Thụy Điển cho rằng cafe là một thức uống ngon, có lợi cho sức khỏe và lệnh cấm này đã gây ra sự bất tiện và khó chịu cho nhiều người. Lệnh cấm cuối cùng được dỡ bỏ vào năm 1774.

Ngoài ra, cafe cũng từng bị cấm ở một số nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như Venice (1615) và Áo (1675). Lý do cấm cafe có thể khác nhau tùy theo từng quốc gia và từng thời kỳ.

Lời kết 

Câu chuyện về việc cafe từng bị cấm cho thấy rằng cafe là một thức uống có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và sự lan rộng của các quán cafe đã làm cách mạng hóa giao tiếp xã hội. Cho tới ngày nay, cafe vẫn là một thức uống phổ biến được ưa chuộng trên toàn thế giới và là một trong những mặt hàng nông sản được giao dịch nhiều nhất, sau dầu mỏ và lúa mì.

Nguồn ảnh Internet
Bài viết có sự tham khảo từ nhiều nguồn trang trên Internet

Thân mến,
Đội ngũ THAIYEN CAFE