GIỎ HÀNG
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
THÀNH TIỀN

Tất cả bài viết

Specialty Coffee: Hành trình từ hạt cafe đến ly cafe hoàn hảo

Thuật ngữ "Specialty Coffee" được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974 bởi Erna Knutsen, nhà tiên phong trong ngành cafe specialty, trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Thương mại Trà & cafe (Tea & Coffee Journal). Bà Knutsen đã sử dụng thuật ngữ này để phân biệt loại cafe chất lượng cao với cafe thông thường, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chú trọng vào hương vị, nguồn gốc và quy trình sản xuất cafe. Kể từ đó, Specialty Coffee đã trở thành một tiêu chuẩn quốc tế được công nhận rộng rãi, góp phần nâng tầm ngành cafe toàn cầu và mang đến cho người yêu cafe những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

"A Film About Coffee 2014": câu chuyện đáng suy ngẫm về cafe đặc sản

“A Film About Coffee" không chỉ là một bộ phim tài liệu đơn thuần, mà là một bản tình ca và lời suy ngẫm sâu sắc về thế giới cafe đặc sản. Thay vì chọn cách tập trung kể câu chuyện và đưa ra dẫn chứng như nhiều bộ phim tài liệu khác, ê kíp tham gia dự án đã chọn cách "góp nhặt" những mảnh ghép nhỏ, những câu chuyện chân thực từ những con người gắn bó cả cuộc đời với cafe. Họ có thể là bất cứ ai trong chuỗi hành trình cafe, từ nông dân, người đóng gói túi cafe, barista, cupper, … Họ theo đuổi nghệ thuật pha chế espresso hay drip một cách hoàn hảo, biến đam mê thành lẽ sống.

Lớp crema trong ly cafe espresso

Crema - lớp bọt mịn màng màu nâu sẫm trên cafe espresso, là một chủ đề được nhiều người yêu cafe quan tâm. Nhắc đến cafe espresso, người ta không thể không nhắc đến lớp crema - không chỉ mang vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn là yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng và hương vị của cafe. Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc, hương vị và tầm quan trọng của crema, cùng THAIYEN tìm hiểu về chủ đề này qua các phân tích bên dưới: Lớp crema được tạo ra bởi sự kết hợp của áp suất cao, dầu cafe và bọt khí trong quá trình pha chế, quá trình này được diễn ra như sau:

Các loại sâu, bệnh trên cây cafe

Cafe là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước. Ngành cafe góp phần tạo ra việc làm và và nâng cao đời sống người dân địa phương. Tuy nhiên, cây cafe thường xuyên bị tấn công bởi nhiều loại sâu bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các loại sâu bệnh hại cafe phổ biến và hướng dẫn cách phòng trừ hiệu quả. Theo Cục Bảo vệ Thực vật, có đến 18 loại sâu bệnh chính tấn công cây cafe, bao gồm rệp sáp, ve sầu, sâu đục thân, đục cành, đục quả, bệnh gỉ sắt, nấm, tuyến trùng,... Nhiều loại sâu bệnh có tính lây lan và ảnh hưởng tới chất lượng cafe nếu không được phòng trừ kịp thời.

Cafe bền vững có mang lại giá trị kinh tế không?

Cafe không chỉ là thức uống quen thuộc mà còn là một phần văn hóa của nhiều quốc gia. Với hơn 2 tỷ ly được tiêu thụ mỗi ngày, cafe đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, mang lại nguồn thu nhập cho hàng triệu người nông dân trên thế giới. Tuy vậy, ngành cafe truyền thống hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, suy thoái đất, ô nhiễm môi trường và bóc lột lao động… Trước những thách thức này, cafe bền vững nổi lên như một giải pháp tiềm năng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua các nội dung bên dưới:

Sự kết hợp của vị giác và khứu giác trong thử nếm cafe

Chuỗi bài viết về chủ đề thử nếm cafe và những loại hạt cafe mới luôn là chủ đề đáng lưu tâm với những người yêu mến cafe. Trong bài viết Cupping trong cafe là gì?, THAIYEN đã giới thiệu về các biểu mẫu đánh giá và cách rèn luyện khẩu vị. Vậy bài viết dưới đây sẽ tiếp nối nội dung bài trước và phân tích sâu hơn về sự kết hợp của vị giác và khứu giác trong quá trình thử nếm cafe. Trong quá trình cupping cafe, việc đánh giá hương vị đóng vai trò quan trọng, đồng thời giúp các chuyên gia rang xay, barista và người yêu cafe đánh giá chất lượng cafe một cách khách quan và chuyên nghiệp. Hương vị được chia thành hai loại chính: hương thơm (Aroma) và hương vị (Flavor):